Vì sao cà phê lại có vị chát?

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người dân Việt Nam nhờ hương vị thơm ngon hấp dẫn có một không hai của nó. Khi uống cà phê, bạn có thể cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau trong cùng một ngụm cà phê sạch mà phải là người thực sự tinh tế mới có thể cảm nhận được.

Trong những hương vị đó, khó nhận ra nhất chính là vị chát của cà phê – một hương vị rất đặc trưng và thú vị. Thế nhưng bạn có biết tại sao cà phê có vị chát không? Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao cà phê lại có vị chát thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cà phê có vị chát?

Vị chát là hương vị thể hiện sự tinh tế và khá nhạy cảm, thường được giới mộ điệu cà phê mong mỏi khi thưởng thức cà phê nhượng quyền. Tuy vậy nhưng trên thực tế chưa có nhiều người hiểu được nguyên nhân tại sao cà phê có vị chát như vậy. Vậy thì lý do cụ thể là gì?

Cafe sạch

Tại sao cà phê có vị chát?
Tại sao cà phê có vị chát?

Cà phê có vị chát là vì trong thành phần của hạt cà phê có chứa hợp chất hữu cơ phenylindane và axit chlorogenic, là hai chất tạo nên vị chát tự nhiên của cà phê. Chính vì sự tự nhiên này mà cà phê kể cả khi còn tươi hay khi đã chế biến và rang xay thì vẫn giữ được trọn vẹn vị chát hấp dẫn này.

Tuy nhiên, trong quá trình rang xay, protein và đường có trong hạt cà phê bị phản ứng với nhau tạo thành hợp chất melanoidins có vị đắng và chát nhè nhẹ.

Chính điều này đã làm cho cà phê sau khi rang xay trở nên đậm đà hơn và có vị chát đặc trưng hơn thông thường. Cà phê rang càng lâu thì vị chát càng trở nên mạnh hơn, do đó, người rang có thể tùy vào sở thích uống mà chọn chế độ rang nhanh hay rang chậm, trong bao nhiêu phút với nhiệt độ như thế nào.

Cà phê nào có vị chát?

Bảng giá cafe sạch

Sau khi trả lời được tại sao cà phê có vị chát, chắc hẳn bạn đã hình dung ra được những cấu phần tạo nên vị chát có trong hạt cà phê và diễn biến các quá trình biến đổi hương vị của cà phê sau quá trình rang xay.

Cà phê nào có vị chát?
Cà phê nào có vị chát?

Đa số thì loại cà phê nào cũng đều có vị chát, tuy nhiên vị chát đậm nhất, đặc trưng nhất vẫn phải kể đến cà phê Robusta. Vị chát chính là thứ tạo nên thương hiệu đặc biệt cho dòng cà phê số 1 Việt Nam này.

Với cà phê Robusta, ngoài vị chát đậm, thực khách còn sẽ cảm thấy rất thú vị với một chút vị chua dịu nhẹ rất thanh tao. Chắc hẳn, vị chua này được sinh ra để tạo nên sự cân đối hài hòa với vị chát đậm của cà phê Robusta.

Mô hình cà phê nhượng quyền

Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, cũng chính vì thế mà người dân Việt Nam từ lâu đã trở thành những người uống cà phê rất sành điệu, ưa thứ hương vị đặc biệt của dòng cà phê này.

Còn ở các nước phương Tây, người ta lại thích cà phê Arabica hơn, không chua và ít chát hơn. Tuy nhiên, những ai đã có dịp thưởng thức cà phê châu Á thì đều rất ưa thích công thức pha trộn giữa 2 loại cà phê trên sau đó rang cháy cạnh để cho ra những hương vị tuyệt vời với đủ cung bậc đắng, chát, chua, ngọt, mặn như những gì ta cảm nhận được trong một ly Espresso kiểu Ý.

Cà phê nào có vị chát?
Cà phê nào có vị chát?

Ở Việt Nam, đã có những đơn vị tiên phong đã làm nên thương hiệu cho các dòng cà phê chát bằng cách pha trộn các loại cà phê theo những tỷ lệ nhất định, tạo ra các sản phẩm cà phê từ chát đậm đến chát nhẹ. Những thương hiệu cà phê nổi tiếng trong nước có thể kể đến: tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Highlands Coffee, Vina Cà Phê, Nguyên Chất Coffee, Nestle….

Cà phê rang xay Hà Nội

Tại sao cà phê có vị chát? Với hai nguyên nhân chính là từ thành phần tự nhiên có trong hạt cà phê và cách thức rang xay mà một ly cà phê có thể có vị chát từ nhẹ đến mạnh.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về những sản phẩm cà phê của các thương hiệu cà phê nổi tiếng trong nước để mua được loại cà phê với vị chát mà mình ưa thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Backlink 1