Kinh doanh nhà hàng là ngành nghề phức tạp và để kinh doanh thành công bạn cần phải hoạch định rõ ràng và phải có một số vốn “rủng rỉnh”. Tuy nhiên rất nhiều người lại cho rằng kinh doanh nhà hàng là một ngành “bội thu”, lợi nhuận cao, dễ kiếm lãi lớn. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai khi mở nhà hàng kinh doanh đều thành công và thậm chí nó còn khiến nhiều người thua lỗ nặng, dẫn đến phá sản, nợ chồng nợ.
Chi phí mở nhà hàng gồm những gì và cần bao nhiêu vốn?
Để mở nhà hàng, cơ bản bạn cần chuẩn bị chi phí bao gồm các khoản như sau: Chi phí mặt bằng; giấy phép kinh doanh; tiền trang trí nội ngoại thất, trang thiết bị; chi phí nhập hàng ban đầu; chi phí điện nước hàng tháng; chi phí rủi ro; chi phí dự trù ba tháng đầu kinh doanh…
Để mở được nhà hàng ăn uống, chắc chắn bạn phải có mặt bằng. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và mô hình kinh doanh mà bạn chọn lựa mặt bằng cho phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mặt bằng, bạn cần lưu ý một số yếu tố như: Diện tích, vị trí xa gần trung tâm thành phố, có thuận tiện đi lại, có bãi đỗ xe hay không, thời gian thuê… Thông thường, bạn cần chuẩn bị trước 3 tháng tiền đặt cọc mặt bằng. Nếu bạn thuê mặt bằng với giá 30 triệu/ tháng thì bạn cần chuẩn bị 90 triệu để đặt cọc.
Tin liên quan:
2. Chi phí trang trí nội thất
Khi có địa điểm kinh doanh, bạn phải tiến hành trang trí nhà hàng, mua sắm các trang thiết bị, nội thất cần thiết. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị một khoản cho hạng mục này, bao gồm:
– Tiền xây dựng và sơn phết lại mặt bằng: 10 – 20 triệu đồng (tùy thuộc quy mô nhà hàng).
– Tiền mua bàn ghế: Giả sử nhà hàng của bạn có diện tích 80m2 và có 20 bàn, thì chi phí cho mỗi bàn ghế khoảng 2 triệu/bộ, tức bạn phải chi trả 40 triệu đồng.
– Tiền mua tủ đông và tủ rau củ quả: 20 triệu đồng.
– Tiền mua các vật dụng bếp: 40 triệu đồng.
3. Chi phí nguyên vật liệu
Để duy trì hoạt động nhà hàng và mang đến cho khách hàng những món ăn chất lượng, bạn phải tìm kiếm được nơi cung cấp nguyên vật liệu đa dạng an toàn, vệ sinh. Từ đó, xây dựng được thực đơn phong phú, độc đáo để giữa chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Vì thế, đối với các nguyên vật liệu và gia vị bạn phải chi trả từ khoảng 5 – 10 triệu đồng/ngày.
4. Chi phí Marketing
Trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải sử dụng các hoạt động marketing để quảng bá hình ảnh nhà hàng đến với công chúng. Bạn có thể sử dụng các tờ rơi, banner, áp dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt, giảm giá, tặng quà, vào những ngày đầu khai trương. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ phát triển, bạn nên lập Website, Fanpage cho nhà hàng và tận dụng mạng xã hội để đưa thương hiệu đến gần với khách hàng. Chi phí cho Marketing khoảng 10 – 20 triệu đồng.
5. Chi phí quản lý
Để nhà hàng có thể vận hành thuận lợi, nhất định phải có nhân viên, từ Đầu bếp, Phụ bếp, Phục vụ, Thu ngân, Lễ tân, Quản kho… Tùy theo quy mô nhà hàng, mà bạn cân nhắc số lượng nhân viên phù hợp. Hơn nữa, việc tuyển chọn nhân viên cũng cần được quan tâm, bạn cần chọn những người có tay nghề vững vàng và có nhiều kinh nghiệm cũng như có năng lực đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Với khoản này, giả sử lương nhân viên trung bình khoảng 5 triệu đồng/người/tháng và bạn cần 20 nhân viên thì bạn phải chi trả 100 triệu đồng/tháng.
6. Chi phí khác
Ngoài ra, bạn cũng cần phải dự trù khoản chi phí phát sinh, chi phí điện nước và chi phí rủi ro cho 3 tháng đầu tiên kinh doanh cùng với các loại thuế. Tổng chi phí bạn cần có cho hạng mục này là khoảng 100 – 200 triệu đồng.
Qua các chi phí vừa nêu trên, bạn có thể thấy được rằng, số vốn cần chuẩn bị để mở nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đồng đối với các nhà hàng có mặt bằng từ 50 – 100m2. Do đó, nếu muốn kinh doanh nhà hàng thành công, bạn phải chuẩn bị thật kỹ chi phí đầu tư ban đầu, cần biết sử dụng nguồn vốn hợp lý và phải có kỹ năng quản lý và điều hành nhà hàng chuyên nghiệp.
CÀ PHÊ MỘC LÀ GÌ? MÁCH BẠN CÁCH NHẬN BIẾT CAFE MỘC
Kiến thức về xay cà phê giúp bạn có ly cafe chuẩn vị
Những Sự Thật Thú Vị Về Cà Phê
Công Thức Làm Cà Phê Trứng Thơm Ngon Chuẩn Vị
Bí Quyết Mở Quán Cafe Nhỏ Kinh Doanh Hiệu Quả
Cafe Take Away Là Gì? Mô Hình Kinh Doanh Cafe Take Away
Kỹ thuật rang cà phê – Bí quyết để có một ly cà phê “đúng-chất, đúng-điệu”
Tại sao mô hình kinh doanh cafe take away là xu hướng hiện nay?
Các Loại Cà Phê Nguyên Chất Phổ Biến Nhất
Top 10 Nhà Cung Cấp Cafe Rang Xay Ngon Nhất Hiện Nay
Top 10 Cà Phê Hạt Ngon nhất được ưa chuộng nhất
Cà Phê Rang Xay Nguyên Chất và Bí Quyết Phân Biệt
Top 10 Địa Chỉ Bán Cà Phê Nguyên Chất Giá Sỉ Chất Lượng Nhất Sài Gòn
Các Lợi Ích Sức Khỏe Từ Cà Phê Bạn Cần Phải Biết
5 Sai Lầm Mở Quán Cafe Chuẩn Cho Người Mới
Cách Lựa Chọn Và Pha Cà Phê Bột Ngon Đúng Điệu