Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường đều có thể áp dụng mô hình nhượng quyền. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có những nhu cầu khác nhau với mô hình kinh doanh này. Do đó, nhượng quyền kinh doanh lại được chia thành nhiều loại hình nhỏ khác. Để hiểu rõ hơn các loại hình nhượng quyền ở Việt Nam, hãy theo dõi bài viết sau đây.
Loại hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Đây là một trong các loại hình nhượng quyền ở Việt Nam phổ biến nhất. Khi trở thành đối tác nhượng quyền theo gói này, bạn có thể ký kết hợp đồng từ 5 đến 30 năm tuỳ theo nhu cầu.
Ngoài ra, với nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bạn sẽ được trụ sở công ty hỗ trợ 4 yếu tố cơ bản sau:
- Đào tạo cách triển khai chiến lược kinh doanh và cách vận hành hệ thống.
- Cách thức sản xuất với nền công nghệ tiên tiến.
- Quyền sở hữu hệ thống thương hiệu.
- Thừa hưởng kinh doanh những dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu.
Loại hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Khác với nhượng quyền kinh doanh toàn diện, loại hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện chỉ cho phép đối tác sở hữu một phần lợi ích như tên thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu hay công thức chế biến.
Nhìn về mặt sâu xa, loại hình này được thiết lập với mục đích mở rộng thị trường và tạo độ phủ sóng thương hiệu trên khắp đất nước. Vì thế, trụ sở chính và không kiểm tra quá gắt gao hoạt động và doanh thu hàng tháng của đối tác.
Loại hình nhượng quyền có tham gia quản lý
Đây là một trong các loại hình nhượng quyền ở Việt Nam thường dễ tìm thấy nhất tại những chuỗi cửa hàng lớn hoặc khách sạn. Khi hợp tác với thương hiệu nhượng quyền, trụ sở sẽ cử một quản lý riêng tới giám sát hoạt động và đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ luôn phát triển vững mạnh.
Loại hình nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư
Giống như tên gọi của nó vậy, khi bạn tham gia loại hình nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư tức là bạn sẽ góp một số vốn vào để vận hành công ty. Vì thế, bạn có quyền tham gia vào Hội đồng quản trị và có thể góp ý và tham gia kiểm soát trực tiếp hệ thống.
Tuy nhiên, đây là một loại hình khá mới ở Việt Nam và chỉ có một số thương hiệu sở hữu. Vì thế, để có thể trở thành đối tác nhượng quyền theo mô hình này, hãy chuẩn bị cho mình đủ những yếu tố quan trọng như năng lực quản lý nhé.
Tóm lại, ở Việt Nam có 4 loại hình kinh doanh chính là nhượng quyền kinh doanh toàn diện, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện, nhượng quyền kinh doanh có tham gia quản lý và nhượng quyền kinh doanh có tham gia vốn đầu tư. Các loại hình nhượng quyền ở Việt Nam được hình thành tuỳ vào từng mục đích riêng của công ty mẹ. Tuy nhiên, nhìn chung thì dù bạn tham gia loại hình kinh doanh nào cũng đều có quyền sở hữu những lợi ích và phúc lợi đặc biệt của trụ sở thương hiệu. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về nhượng quyền tại Việt Nam.
CÀ PHÊ MỘC LÀ GÌ? MÁCH BẠN CÁCH NHẬN BIẾT CAFE MỘC
Kiến thức về xay cà phê giúp bạn có ly cafe chuẩn vị
Những Sự Thật Thú Vị Về Cà Phê
Công Thức Làm Cà Phê Trứng Thơm Ngon Chuẩn Vị
Bí Quyết Mở Quán Cafe Nhỏ Kinh Doanh Hiệu Quả
Cafe Take Away Là Gì? Mô Hình Kinh Doanh Cafe Take Away
Kỹ thuật rang cà phê – Bí quyết để có một ly cà phê “đúng-chất, đúng-điệu”
Tại sao mô hình kinh doanh cafe take away là xu hướng hiện nay?
Các Loại Cà Phê Nguyên Chất Phổ Biến Nhất
Top 10 Nhà Cung Cấp Cafe Rang Xay Ngon Nhất Hiện Nay
Top 10 Cà Phê Hạt Ngon nhất được ưa chuộng nhất
Cà Phê Rang Xay Nguyên Chất và Bí Quyết Phân Biệt
Top 10 Địa Chỉ Bán Cà Phê Nguyên Chất Giá Sỉ Chất Lượng Nhất Sài Gòn
Các Lợi Ích Sức Khỏe Từ Cà Phê Bạn Cần Phải Biết
5 Sai Lầm Mở Quán Cafe Chuẩn Cho Người Mới
Cách Lựa Chọn Và Pha Cà Phê Bột Ngon Đúng Điệu