Vì sao cà phê làm cho mất ngủ

Cà phê là thức uống phổ biến của các quốc gia trên thế giới. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều người đang thưởng thức một tách cà phê vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Và cà phê thực sự là một thức uống khoái khẩu của không ít người. Tuy nhiên việc uống cà phê cũng dễ gây ra một số triệu chứng, mà phổ biến nhất là chứng dễ mất ngủ.

Vậy nguyên do vì sao cà phê làm cho mất ngủ ?

Caffeine là alcanoid của cà phê hoặc chè, caffeine được xếp cùng nhóm với cocain và amphetamin, thuộc nhóm chất kích thích thần kinh trung ương. Đồ uống có caffeine được dùng rộng rãi nhất trên thế giới. Khi uống đồ uống chứa caffeine, caffeine vào ống tiêu hóa không bị phân hủy, nhanh chóng thấm qua niêm mạc ruột vào máu (ở phụ nữ có thai caffein ngấm qua hàng rào rau thai vào máu thai nhi). Khi caffeine lên não nó làm tăng tiết norepinephrin, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng kích thích tim, lưu thông mạch máu, dạ dày, ruột, thận. Một số trường hợp caffeine giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung hơn và đưa ra quyết định nhanh hơn. Thời gian phát huy tác dụng của caffeine là 3-4 giờ, có người tới 12 giờ. Có người uống cà phê tối mất ngủ có người không mất ngủ. Nhưng cũng có người thích uống cà phê lại dị ứng với trà (uống một tách trà là mất ngủ dù caffeine trong trà ít hơn trong cà phê).

Tin liên quan:


Triệu chứng ngộ độc caffeine: Tùy từng người mà liều gây độc khác nhau. Khi bị ngộ độc có các triệu chứng sau: Bồn chồn, hoảng hốt, kích động, mất ngủ, đi tiểu nhiều lần, tăng co bóp dạ dày, ruột, giật cơ, đánh trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim… Người ta cũng cảnh báo rằng liều caffeine trên 250mg gây nôn, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Cơ địa của cháu dễ bị phản ứng với caffeine thì không nên sử dụng.

Vậy nên uống cà phê vào lúc nào để không gây buồn ngủ?

Cortisol là một loại hooc môn corticosteroid — một loại hooc môn chống stress, tăng huyết áp, tăng cường miễn dịch… Chúng được sản xuất và tăng thêm kể từ lúc chúng ta bước dạy và ra khỏi giường.

Cà phê có khả năng làm ngăn chặn những tác dụng tích cực của cortisol, điều này có nghĩa là khi bạn uống cà phê trong lúc cortisol đang được sản xuất sẽ khiến bạn thêm căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn uống cà phê khi cortisol đang thấp sẽ làm dịu tâm trạng và giúp bạn tỉnh táo để có thể thực hiện công việc tốt hơn.

Mức cortisol đạt cực đạt ở những khung giờ sau (đối với người bình thường thức dạy lúc 6h30–7h30 sáng):

  • 8 -9h sáng
  • từ 12h trưa — 1h chiều
  • 5h30–6h30 chiều

Do vậy các bạn nên uống tách cà phê đầu tiên vào lúc 9h30–11h30 sáng. Còn đối với buổi chiều, chỉ cần tránh khung giờ trên.

Tuy nhiên, caffeine tồn tại trong cơ thể trong khoảng từ 6–12 tiếng (tùy cơ địa mỗi người), điều này có thể gây ra các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nên tránh uống cà phê trước 6–9 tiếng trước khi ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Backlink 1